Các thuật ngữ Facebook Ads thường gặp khi chạy quảng cáo

Để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả thì bạn phải học rất nhiều về lĩnh vực này, đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn. Bài viết sau đây của ATP Holdings sẽ tổng hợp cho bạn các thuật ngữ Facebook Ads thường gặp nhất, để bạn có thể nắm rõ và chạy quảng cáo dễ dàng hơn nhé.

Các thuật ngữ cơ bản trong Facebook Ads

BM

BM (Bussiness manager) là tài khoản quản trị doanh nghiệp của bạn trên Facebook.

Thuật ngữ BM là gì trong Facebook ads
Tạo tài khoản BM để quảng cáo

Mỗi nick FB tạo được 2 BM, mỗi BM được phép tạo 1 tài khoản quảng cáo gọi là BM 1. Ngoài ra còn có BM 30, BM 80, BM 2500… (để lên được các BM này bạn phải có giấy tờ xác minh đầy đủ như giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế để Facebook duyệt).

BM no limit là tài khoản không bị giới hạn về ngân sách quảng cáo. Các dạng BM no limit thường gặp là BM 50, BM 350.

Via và clone

“Via” hay acc via là nhưng tài khoản Facebook của người dùng thật, nhưng bị các hacker chiếm lĩnh. Đa phần những người mua via về chủ yếu để tạo tài khoản quảng cáo.

“Clone” hay nick clone là những tài khoản ảo được tạo ra để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như spam, nằm vùng, theo dõi crush, thử lòng người yêu… Những nick clone có đặc điểm chung là ảnh nhìn rất ảo, trang cá nhân không có tương tác.

Reach

Reach là một thuật ngữ rất quen thuộc trong Facebook Ads, là số lượt tiếp cận của bài quảng cáo (số lượt người dùng nhìn thấy quảng cáo).

Thuật ngữ reach trong facebook ads
Sô người tiếp cận bài viết

Reach có 2 loại:

  • Reach trả phí: tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo.
  • Reach miễn phí: tiếp cận tự nhiên.

Potential Reach

Potential Reach là số khách hàng tiềm năng “ước tính” có thể tiếp cận bài quảng cáo của bạn. Facebook sẽ dựa vào ngân sách và nhóm đối tượng quảng cáo của bạn để tính ra con số này.

Newsfeed

Newsfeed chỉ đơn giản là nội dung bản tin khi người dùng lướt Facebook. Những nội dung trên newsfeed thường là các bài viết của bạn bè, fanpage, nhóm hoặc những bài viết được quảng cáo.

Placement

Thuật ngữ này trong Facebook ads có nghĩa là các vị trí hiển thị quảng cáo trên Facebook.

Hiện tại Facebook có 3 vị trí hiển thị quảng cáo:

  • Newsfeed di động
  • Newsfeed máy tính
  • Cột bên phải Newsfeed máy tính

Post Engagement

Thuật ngữ Facebook ads này dùng để chỉ những hành động mà người dùng tạo ra trên mẫu quảng cáo của bạn.

Ví dụ: Người dùng nhấp vào liên kết trong quảng cáo, người dùng xem video quảng cáo…

Lead

Lead được hiểu là những khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

“Thu được lead” tức là thu được data của khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như sdt, email của họ.

Lead là gì trong quảng cáo facebook
Mô hình phễu lead

Report

Báo cáo chi tiết trong suốt chiến dịch quảng cáo của bạn, bao gồm các thông tin như: số lượng hiển thị (reach), số lượt tương tác, tỷ lệ nhấp, giá thầu cụ thể…

Bạn có thể theo dõi báo cáo Facebook ads nhằm đánh giá, điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp.

Facebook ads report
Bảng report facebook ads

Result

Result là kết quả mà chiến dịch quảng cáo Facebook đạt được. Kết quả đạt được cao hay thấp là dựa vào mục tiêu đặt ra ban đầu của bạn.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục Fanpage bị hạn chế quảng cáo

Các thuật ngữ về chi phí quảng cáo Facebook ads

CPM

CPM hay Cos Per Mile là chi phí phải trả cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo.

Chỉ số CPM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Content Facebook Ads, target, độ cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo,…

Thuật ngữ CPM trong facebook ads
Công thức tính CPM

CPA

CPA hay Cost Per Action là chi phí phải trả cho hành động chuyển đổi của người dùng trên quảng cáo. Các hoạt động mang tính chuyển đổi như là đặt hàng, thanh toán hay để lại thông tin liên hệ.

CPC

CPC có nghĩa là Cost Per Click, là chi phí nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lượt nhấp của người dùng.

Công thức tính CPC như sau:

CPC= Số tiền đã trả / số lượt click vào quảng cáo

CPA vs CPM vs CPC trong facebook ads
Khách nhau giữa CPA vs CPM vs CPC

Bid

Bid là thuật ngữ chỉ giá thầu của quảng cáo Facebook, là mức giá cao nhất bạn chấp nhận chi trả cho mẫu quảng cáo đó.

Bạn có thể cài đặt giá thầu trong Ngân sách và lịch chạy của chiến dịch Facebook ads.

Các thuật ngữ Facebook Ads khác

CTR

CTR hay Click Through Rate là tỉ lệ click vào mẫu quảng cáo trên tổng số lần hiển thị.

Cách tính chỉ số CTR như sau:

CTR= (Số lượt click / Số lượt hiển thị) x 100%

CTR trong Facebook ads là gì
CTR đánh giá hiệu quả của bài quảng cáo

CTR là một chỉ số quan trọng, nó thể hiện mẫu quảng cáo của bạn có tốt hay không. Từ đó đưa ra quyết định nên tắt quảng cáo để tiết kiệm ngân sách hay tiếp tục chạy.

CTR sẽ phụ thuộc vào cách bạn target, chất lượng của content và ngách sẩn phẩm mà bạn đang chạy quảng cáo.

Scale hoặc vít

Scale hay “vít” là đẩy mạnh mẫu quảng cáo mà bạn cảm thấy có kết quả tốt. Tức là khi bạn tìm ra một content ads ngon lành rồi, thì sẽ tập trung đẩy nhiều tiền hơn để chạy quảng cáo.

Thông thường sẽ có 2 cách để scale là tăng ngân sách hoặc nhân nhóm đối tượng lên để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

ROI

ROI hay Return On Investment là tỉ suất hoàn vốn hay tỉ lệ lợi nhuận mà bạn đạt được sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo.

Thuật ngữ ROI trong quảng cáo facebook
Công thức tính ROI

Công thức để tính ROI như sau:

ROI = (Lợi nhuận / chi phí )*100%

Ví dụ: Khi bạn chạy quảng cáo FB cho sản phẩm quần áo hết 100 USD, bạn thu về 300 USD, tức là lợi nhuận 200 USD. Lúc này ROI = (200/100) * 100% = 200%. Vậy tỉ lệ lợi nhuận của bạn gấp 2 lần ngân sách bỏ ra.

Target sâu

Target sâu nghĩa là phải phân tích đặc điểm, sở thích, hành vi của khách hàng trong để tối đa hiệu quả của quảng cáo Facebook.

Ví dụ: Khi bạn bán đồ phong thủy, bạn phải nhắm đến những đối tượng tuổi từ 28-60, thích các trang liên quan Phật giáo, hay đi chùa….

Khi chạy target sâu thì CPM sẽ cao hơn bình thường, nhưng nếu bạn làm tốt thì hiệu quả chuyển đổi đơn hàng cũng cao hơn rất nhiều.

Chạy mass

Chạy mass là một thuật ngữ trong facebook ads nói về việc chạy quảng cáo mà không target đối tượng (hoặc chỉ target “sương sương”). Chạy mass chỉ đơn giản là target vào độ tuổi chứ không đi sâu vào sở thích, hành vi của người dùng. Vì vậy CPM khi chạy mass rất rẻ.

Chạy “bùng”, chạy chiết khấu (rate)

Chạy “bùng” quảng cáo là chạy Facebook ads xong cố tình không trả tiền cho Facebook.

Nếu bạn follow một số group liên quan đến Facebook ads, bạn sẽ thấy các bài đăng chạy chiết khấu 30% – 40%…

(Chạy chiết khấu 30% nghĩa là bạn chạy ads ngân sách 100 triệu nhưng chỉ cần trả 30 triệu).

Cách mà nhà quảng cáo họ chạy chiết khấu được là do họ có được nhiều tài khoản quảng cáo có ngưỡng nợ cao.

Ví dụ: mình có 10 tài khoản quảng cáo, mỗi tài khoản có ngưỡng nợ nên đến 20 triệu đồng, vậy tổng ngưỡng nợ mình đang có là 200 triệu. Nhưng mình không có content ngon để chạy, hoặc không có nhu cầu chạy thì mình sẽ tìm người có nhu cầu và chiết khấu lại. Họ chạy 200 triệu nhưng mình chỉ lấy 30% là 60 triệu thôi. Sau khi chạy xong thì mình sẽ bỏ tài khoản đó luôn.

Checkpoint

Checkpoint là tình trạng tài khoản Facebook của bạn bị vô hiệu hóa tạm thời, đây là một cách mà Facebook dùng để bảo vệ tài khoản của bạn khỏi những kẻ xấu, hacker…

Thuật ngữ Checkpoint facebook là gì
Checkpoint khiến tài khoản bị khóa tạm thời

Tình trạng checkpoint thường xảy ra khi tài khoản của bạn đăng nhập ở một thiết bị lạ, nhập sai mật khẩu nhiều lần hay có hành vi spam, bất thường trên Facebook…

>> Xem thêm: Cách mở khóa tài khoản Facebook bị vô hiệu hóa

Liên hệ tư vấn giải pháp marketing đa kênh:

Lời kết

Vừa rồi ATP Holdings đã giải đáp cho bạn các thuật ngữ Facebook ads thường gặp nhất. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích giúp bạn chạy quảng cáo Facebook hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!!

Bài viết liên quan:

Top 10 phần mềm chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, tiết kiệm chi phí 2022

 

 

The post Các thuật ngữ Facebook Ads thường gặp khi chạy quảng cáo appeared first on ATP Holdings.



source https://atpholdings.vn/thuat-ngu-facebook-ads/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại hình mạng hiệu quả cho doanh nghiệp phổ biến 2021

Tổng hợp những phần mềm nuôi nick zalo cực kỳ hiệu quả

Mô hình SOS là gì? 3 bước triển khai của mô hình SOS