Mở cửa hàng hoa cần bao nhiêu vốn?

Mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở shop hoa tươi bao nhiêu là đủ? Ở bài trước, Atpholdings đã giới thiệu với các bạn kinh nghiệm mở shop hoa tươi nên lưu ý gì, trong bài tiếp theo này, chúng tôi giới thiệu với các bạn mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn nhé.

Mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn?

1. Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí mở shop hoa tươi là bao nhiêu? Kinh doanh hoa tươi cũng như bất kỳ mặt hàng nào, bạn cần phải vạch sẵn trong đầu mình một kế hoạch rõ ràng. Trước tiên và cũng là quan trọng nhất chính là mặt bằng.

Để biết được chính xác việc mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn thì bạn cần phải xác định được việc mình sẽ thuê cửa hàng ở đâu, diện tích bao nhiêu và sẽ nhập một lượng hàng như thế nào trong đợt đầu tiên. Đặc biệt là vị trí và diện tích cửa hàng vì tiền thuê sẽ rất khác nhau giữa một cửa hàng ở mặt phố Kim Mã, Cầu Giấy,… với một cửa hàng ở trong một ngóc ngách nhỏ nào đó.

Theo kinh nghiệm kinh doanh của nhiều người, vốn đầu tư ban đầu cho một shop hoa tươi sẽ rơi vào khoảng từ 30 – 40 triệu đồng. Với khoản vốn này, bạn sẽ phân bổ như sau:

– Thuê mặt bằng rộng khoảng 12 – 15m2 (không nhất thiết phải ở mặt đường chính các con phố lớn) trong vòng 3 tháng đầu hết khoảng 12 – 15 triệu (4 – 5 triệu/tháng). Bởi các cửa hàng cho thuê thường sẽ bắt đặt tiền trong vòng ít nhất 3 tháng đấy nhé.

Tuỳ thuộc vào mô hình cửa hàng hoa tươi bạn lựa chọn cho mình một địa điểm kinh doanh phù hợp. Ví dụ như nếu kinh doanh hoa tươi tập trung phục vụ các ngày lễ, Tết, ngày Rằm, mùng 1, bạn chỉ cần thuê một ki-ốt nhỏ gần chợ, hoặc tầng 1, thậm chí đơn giản hơn là thuê vỉa hè.

Nếu mô hình cửa hàng hoa tươi bạn dự định tập trung vào tiệc hội nghị, văn phòng, bạn cần thuê mặt nhà mặt phố có biển hiệu quảng cáo và thiết kế cửa hàng hoa tươi thật đẹp mắt nhé.

Nếu quan tâm đến thiết kế quán hoa tươi tiết kiệm mà sang trọng thì đọc bài mẹo trang trí cửa hàng hoa tươi nhé.

Mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn mới đủ
Mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn mới đủ

2. Ai là người sẽ mua hoa tươi của bạn?

Hoa vẫn là một món hàng xa xỉ với nhiều người, bởi vậy mặt hàng này chỉ được bày bán ở những thị trấn, trung tâm huyện, thị xã hay khu phố lớn.

Với những dịp quan trọng như sinh nhật, khai trương cửa hàng, lễ tết … chúng ta sẽ cần những bó hoa cầu kỳ hơn, đương nhiên nó cũng sẽ không hề rẻ. Nhưng nếu là nhu cầu cắm hoa hàng ngày với những ai thích hoa, yêu hoa thì đơn giản hơn, họ chỉ cần một bó hoa hồng, hoa cúc hay một loài hoa yêu thích, cũng chẳng cần gói trang trí sang trọng.

Xác định khách hàng mục tiêu – kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi
Xác định khách hàng mục tiêu – kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi

Như vậy, bạn có thể hiểu là chúng ta có hai đối tượng khách hàng tiềm năng. Một là những người yêu thích và thường xuyên mua hoa tươi về cắm, hai là người chỉ mua hoa vào các dịp đặc biệt như ngày kỉ niệm, lễ khánh thành,…

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi bạn cần biết

Ngoài ra hãy điều tra mức thu nhập của người dân ở khu vực xung quanh là bao nhiêu. Dựa theo thông tin này bạn sẽ dự đoán được khả năng chi tiêu của họ, tỉ lệ chi cho việc mua hoa là mấy phần, thường xuyên hay không. Và cũng không thể bỏ qua thói quen mua hoa của họ nữa. Ví dụ như khu thị trấn này chỉ thích cắm hoa hồng, vậy thì bạn nên tập trung chủ yếu vào hoa hồng nhiều hơn, còn các loại hoa khác hãy thêm vào dần dần.

Xác định khách hàng mục tiêu – kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi
Xác định khách hàng mục tiêu – kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi

Theo khảo sát của chúng tôi, những phụ nữ có mức thu nhập từ 8 triệu đồng trở lên sẽ có nhu cầu mua hoa thường xuyên phục vụ mục đích trang trí trong nhà. Nếu có mức thu nhập cao hơn, ngoài cắm trong gia đình, họ còn có thêm nhu cầu cắm tại nơi làm việc, và có thể nhu cầu của họ không chỉ dừng lại ở những bó hoa thông thường đơn giản mà sẽ là những lẵng hoa cầu kỳ, sang trọng hơn.

3. Trau dồi kiến thức và thực hành về hoa

Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, nên có thể nhiều bạn chuẩn bị mở shop hoa tươi hoặc đang kinh doanh chắc hẳn bạn sẽ có niềm đam mê, tình yêu dành cho các loài hoa sâu lắng lắm.

Nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, để có thể kinh doanh hoa thành công bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa cũng như đặc thù về các loài hoa, và một điều rất quan trọng là phải có năng khiếu thẩm mỹ.

Bạn cần biết cách kết hợp với các loại cũng như có đôi bàn tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm độc đáo nhất, giúp tạo ra những giá trị gia tăng cộng thêm cho sản phẩm, có như vậy bạn mới khác biệt và lấy được tiền của khách hàng.

Trau dồi kiến thức – lập kế hoạch kinh doanh hoa
Trau dồi kiến thức – lập kế hoạch kinh doanh hoa

Cứ thử nghĩ mà xem, nếu chỉ lấy sỉ hoa tươi về bán, bạn sẽ có gì để tự tin cạnh tranh với shop hoa tươi nhà người ta. Hoa nhà bạn tươi, bông to ư? Nhà người ta còn to hơn. Hoa nhà bạn giá phải chăng, shop hoa nhà người ta bán còn rẻ hơn… Thế lấy gì mà cạnh tranh đây? Chẳng có gì khác là học và trau dồi, tìm ra những cái mới, giá trị mới cho sản phẩm của bạn.

Không hề “chém gió” tẹo nào, mình đã thấy có rất nhiều shop hoa tươi, họ chỉ có vài bông hoa, thêm ít lá cành nữa trị giá đâu khoảng vài chục nghìn, nhưng nhờ sự sáng tạo và khéo léo, nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự, tăng giá trị lên gấp cả mấy chục lần mà khách vẫn cứ thích. Kinh doanh hoa tươi lỗ hay lãi là ở chỗ đó, vậy nên mới nói việc chuẩn bị kiến thức và yêu cầu sự khéo léo, sáng tạo là bắt buộc phải có.

Với đôi tay tài hoa, các chủ shop kinh doanh hoa tươi có thể tạo ra những tác phẩm đẹp diệu kỳ
Với đôi tay tài hoa, các chủ shop kinh doanh hoa tươi có thể tạo ra những tác phẩm đẹp diệu kỳ

Chỉ có tình yêu và niềm đam mê là chưa đủ để bạn thành công, bên cạnh đó, để buôn bán không lỗ vốn, bạn cũng cần am hiểu về các loài hoa và có những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực kinh doanh này.

Không những thế, khiếu thẩm mỹ và đôi bàn tay khéo léo cũng chính là những yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ra được những sản phẩm hoa tuyệt vời đủ sức cuốn hút mọi khách hàng tiềm năng.

Nghệ thuật với nhiều người có thể đã có sẵn từ khi trong trứng, nhưng với những bạn chưa sở hữu được nó thì nên tham gia ngay một khóa dạy cắm hoa cơ bản để có thể nắm rõ được các loài hoa, tên hoa, xuất xứ hoa từ đâu, làm sao để giữ hoa tươi lâu, xu hướng cắm hoa hiện nay là gì… càng tìm hiểu kĩ những vấn đề này sẽ giúp bạn tránh được tối thiểu những rủi ro khi mở cửa hàng hoa tươi lúc ban đầu.

4. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Nếu đang tìm kiếm kinh nghiệm mở shop hoa tươi thành công thì bạn không thể bỏ qua bước phân tích đối thủ cạnh tranh. Trong thực tế, đối thủ cạnh tranh với cửa hàng kinh doanh hoa tươi của bạn sẽ bao gồm các cửa hàng bán hoa tươi trong khu vực, bao gồm cả cửa hàng, đại lý bán hoa và người trồng, bán lẻ hoa tươi và những cá nhân, tổ chức cung cấp hoa trực tuyến.

Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi và phân tích đối thủ cạnh tranh: Hãy xem xét cách mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang tiếp cận thị trường mục tiêu, cách mà họ đang sử dụng để tiếp cận khách hàng và cạnh tranh với các cửa hàng hoa tươi khác. Thông qua việc quan sát, phân tích một cách khách quan, bạn có thể tìm được các nhu cầu của khách hàng mà các cửa hàng hoa hiện tại không đáp ứng được và cố gắng tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó.

5. Nguồn cung cấp hoa tươi

Tôi khuyên bạn nên đi tìm trực tiếp các nhà vườn trồng hoa ở quanh khu bạn sinh sống để có thể đảm bảo về chất lượng, số lượng và giá cả tốt nhất, đặc biệt là vào các dịp lễ sẽ rất cháy hàng (nếu bạn làm không tốt thì bạn có thể gặp tình trạng có người đặt hàng mà không có hoa => shop của bạn sẽ bị giảm uy tín và mất đi những khách hàng tiền năng). Nếu bạn không tìm được các nhà vườn cung cấp hoa tươi thì các bạn có thể lấy hoa ở các chợ đầu mối. Ở đây thì giá thành sẽ cao hơn so với nhập tại nhà vườn nhưng bạn sẽ đảm bảo được hàng luôn sẵn có và đa dạng loài hoa.

Những mô hình kinh doanh nên tránh dành cho những bạn mới bắt đầu khởi nghiệp

Xu hướng kinh doanh mới nhất 2021 có thể bạn chưa biết

6. Kỹ thuật cắm hoa đẹp mắt

Đặc thù của cửa hàng bán hoa tươi là người bán cần có kỹ năng cắm hoa đẹp mắt. Sự khác biệt duy nhất giữa các shop hoa tươi đó là khả năng trang trí và cắm bó hoa độc đáo. Đây cũng là sợi dây kết nối giữa khách hàng với cửa hàng. Bởi vậy, để có thêm kiến thức về cách cắm hoa độc đáo thì bạn nên đi học thêm các lớp dạy cắm hoa hoặc học trên mạng để sang tạo ý tưởng cho những bó hoa.

Trong thời gian đầu của quá trình hoạt động cửa hàng, để tiết kiệm chi phí cho việc thuê nhân viên cắm hoa thì bạn hãy tự mình thiết kế những bó hoa để phục vụ khách hàng nếu bạn có kỹ năng cắm hoa.

7. Mua vật dụng cho cửa hàng shop hoa tươi

Bạn sẽ cần mua sắm các mặt hàng của cửa hàng như tủ, quầy, khung sắt, kệ trưng bày hoa và các vật liệu để gói hoa như ruy băng, ví, nơ, giấy gói, giỏ, lọ,… Ngoài ra, cần thiết mua tủ lưu trữ hoa và lắp đặt hệ thống chiếu sáng để làm cho cửa hàng bắt mắt hơn.

Tổng chi phí: 12 triệu đồng. Nếu biết chọn các mặt hàng thanh lý và không cần quá cầu kỳ, bạn còn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.

Mua vật dụng cho cửa hàng shop hoa tươi

8. Vốn nhập hàng

Bạn có thể nhập hoa tươi tại các chợ đầu mối như chợ Thủ Đức, chợ Hồ Thị Kỷ,… hoặc tốt hơn là bạn nhập hoa tại những cửa hàng hoa tươi như hoặc ở Đà Lạt. Hãy tìm những địa chỉ cung cấp nguồn hàng tận gốc, giá rẻ, có thể cung ứng đủ hàng vào các dịp lễ tết,… sẽ giúp bạn thuận lợi kinh doanh hơn.

Ban đầu bạn không cần nhập quá nhiều hàng hóa. Chỉ nên nhập số lượng ít để khám phá thị trường trước. Vì vậy, chi phí nhập hoa tươi mỗi ngày chỉ nên dừng ở mức 500.000 – 1 triệu là đủ.

9. Vốn dự trù xoay vòng

Phần vốn này không có mức tính chính xác được. Tùy vào điều kiện kinh tế của bản thân mà bạn sẽ có cho mình mức vốn riêng. Nhưng trung bình thì nên dự trù 5 – 7 triệu là tốt nhất để xoay sở cho những trường hợp cấp bách.

10. Tổng chi phí sau khi liệt kê:

Chi phí thuê mặt bằng: 5 triệu/tháng

Chi phí trang trí cửa hàng: 5 triệu/tháng

Mua vật dụng cho cửa hàng: 12 triệu

Vốn nhập hàng: 15 triệu/tháng

Vốn dự trù xoay vòng: 7 triệu

 

The post Mở cửa hàng hoa cần bao nhiêu vốn? appeared first on ATP Holdings.



source https://atpholdings.vn/mo-cua-hang-hoa-can-bao-nhieu-von/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại hình mạng hiệu quả cho doanh nghiệp phổ biến 2021

Tổng hợp những phần mềm nuôi nick zalo cực kỳ hiệu quả

Mô hình SOS là gì? 3 bước triển khai của mô hình SOS