Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các thương hiệu nhược quyền thương mại

Hình thức kinh doanh nhượng quyền hiện nay đang được phát triển phổ biến rộng rãi nhưng liệu mọi người đã thật sự hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì? Và thương hiệu này đã thực hiện việc nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Nào cùng ATP Holdings tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Franchise – Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Phân loại nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v … Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 4 loại hình nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Đúng như tên gọi, đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận.

Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, quan trọng hơn, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ (sản xuất, tiếp thị,…). Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.

Full business format franchise là gì? Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là gì? Các loại nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Ocha)
Full business format franchise là gì? Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là gì? Các loại nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Ocha)

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình,vv….

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

  • Với nhượng quyền sử dụng thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,vv…
Non-business format franchise là gì? Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện là gì? Cách nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Tri thức Việt)
Non-business format franchise là gì? Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện là gì? Cách nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Tri thức Việt)
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ là hình thức bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những thương hiệu như Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp),vv…
  • Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.
Kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ? Xu hướng nhượng quyền thương hiệu là gì hiện nay (Nguồn: brandsvietnam)
Kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ? Xu hướng nhượng quyền thương hiệu là gì hiện nay (Nguồn: brandsvietnam)

Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý/ lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh.

Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính.

Management franchise là gì? Nhượng quyền có tham gia quản lý là gì? Hợp tác nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Internet)
Management franchise là gì? Nhượng quyền có tham gia quản lý là gì? Hợp tác nhượng quyền thương hiệu là gì? (Nguồn: Internet)

Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách sạn lớn sử dụng mô hình này.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

Lợi Ích Của Nhượng Quyền Thương Hiệu

Để giảm rủi ro khi kinh doanh, nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhượng quyền thương hiệu. Khi nhận quyền thương hiệu, nhà đầu tư được phép sử dụng hình ảnh, thương hiệu đã thành công trên thị trường. Yếu tố này giúp mô hình của bạn có độ tin cậy cao và một nguồn khách hàng thân thiết.

Hơn nữa, tùy vào hình thức nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên… giúp kinh doanh hiệu quả. Bên nhận quyền được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm từ đơn vị nhượng quyền. Chính sách này sẽ giúp các bạn giảm được chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.

Đối tác nhận quyền sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm
Đối tác nhận quyền sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm

Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như: phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình, các ràng buộc về pháp lý, chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đồng thời, mô hình của bạn cũng sẽ chịu chung rủi ro khi nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.

Inbound Marketing là gì? Các ví dụ thực tế về Inbound Marketing

Cần chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu?

Khi thực hiện các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo về vốn, phải nghiên cứu kĩ về thị trường nhằm lựa chọn thương hiệu có uy tín và phù hợp với chi phí bạn có. Địa điểm cũng là một vấn đề bạn cần nghiên cứu kĩ bởi sẽ quyết định đến nguồn khách hàng của bạn.

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lưu ý căn bản khi nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu cần chi phí bao nhiêu?

Về chi phí nhượng quyền thương hiệu, sẽ tùy vào thương hiệu gốc là gì và hình thức nhượng quyền bạn muốn. Vì thế nên con số sẽ vô cùng đa dạng. Bạn sẽ dễ hình dung hơn thông qua một số ví dụ sau đây:

Highlands Coffee: Phí nhượng quyền hàng tháng: 7%, phí quản lý hàng tháng: 5%, chi phí ước tính ban đầu: 3.5-5 tỉ VND.

Cộng Cà Phê: Chi phi nhượng quyền khác nhau theo từng vùng miền, khu vực. Phí nhượng quyền hàng tháng được tính theo % tổng doanh thu hàng tháng.

Milano Coffee: Chi phí đầu tư ban đầu như chi phí mặt bằng, nhân công, thiết kế không gian, bản quyền thương hiệu và nguyên vật liệu: 90-100 triệu VND.

Napoli Coffee: Chi phí nhượng quyền: 70 triệu VND trong 3 năm, chi phí đầu tư ban đầu: 500 triệu VND.

Café Effoc: Chi phí nhượng quyền: 240 triệu VND (một lần), chi phí vốn đầu tư ban đầu: 500-1.500 triệu VND.

Chủ thể và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chủ thể thực hiện:

  • Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

– Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

– Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.

  • Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại:

– Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

– Nội dung hợp đồng: trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

Nội dung của quyền thương mại.

Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Chiến lược Marketing cho hệ thống nhượng quyền

huong-dan-kinh-doanh-nhuong-quyen-thuong-hieu-3-vnfranchise.vn

Bạn cần chắc chắn rằng việc cung cấp nhượng quyền thương mại, thỏa thuận pháp lý, chi phí và cơ cấu hỗ trợ của bạn phù hợp với chiến lược tiếp thị của bạn, nếu bạn muốn có được kết quả mà bạn đã lên kế hoạch. Đạt được những kết quả đó không khó, nhưng nó cũng không thể được hoàn thiện theo kiểu bản vẽ mẫu.

Cần phải suy nghĩ, và kiểu kiến thức có chiều sâu về vận hành doanh nghiệp không phải là thứ bạn nên nhận ngay cả từ các luật sư nhượng quyền tài năng nhất (đó không phải là vai trò của họ) hoặc từ làm việc với một trong những nhà máy đóng gói nhượng quyền (không phải trong bộ máy vận hành).

Nhượng quyền xuất hiện trong hơn 300 ngành công nghiệp ngày nay, và thậm chí các nhà nhượng quyền trong cùng phân khúc sử dụng các phương pháp khác nhau để nhượng quyền dựa trên tình hình kinh tế của doanh nghiệp, văn hóa của họ như một tổ chức, quy mô, hiệu suất thương hiệu, đối tượng mục tiêu, v.v.

Bạn quảng bá cho các nhà nhận quyền tiềm năng của bạn, nơi họ đang ở. Đối với một số ứng cử viên nhận quyền, các trang web tạo khách hàng tiềm năng, tạp chí nhượng quyền, môi giới nhượng quyền và hội thảo doanh nghiệp thường có hiệu quả.

Đối với những người khác, các ấn phẩm kinh doanh lớn và diễn đàn đầu tư là cách họ sẽ truyền bá về cơ hội kinh doanh. Tiêu điểm báo nào bạn được nhắc tới, chiến lược SEO của bạn được phát triển và thực hiện ra sao, và nơi nào bạn dồn các nguyền tài nguyên quảng cáo của mình, tất cả đều cần phải tính đến việc bạn đang cố gắng tiếp cận ai.

Ngay cả khi phát triển các trang web thu hút nhượng quyền, những gì đang được cung cấp cho nhượng quyền thương mại nhỏ lẻ hoặc một trong các loại nhượng quyền thương mại khác mà bạn có thể nhắm mục tiêu cần phải được lên kịch bản cẩn thận và quy trình thu hút phải là khác nhau.

Mlem là gì? Xu hướng Mlem Mlem của giới trẻ hiện nay

The post Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các thương hiệu nhược quyền thương mại appeared first on ATP Holdings.



source https://atpholdings.vn/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi-cac-thuong-hieu-nhuoc-quyen-thuong-mai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại hình mạng hiệu quả cho doanh nghiệp phổ biến 2021

Tổng hợp những phần mềm nuôi nick zalo cực kỳ hiệu quả

Mô hình SOS là gì? 3 bước triển khai của mô hình SOS